Chào mừng Quý khách ghé thăm website Cty Dàn giáo Phoenix

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Giải Pháp Thi Công Giàn Giáo An Toàn

GIẢI PHÁP THI CÔNG GIÀN GIÁO AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG: 

1. Giải pháp thi công giàn giáo an toàn Một số giải pháp nhằm bảo đảm cho công trình thi công thi công giàn giáo được An toàn, tiến độ nhanh.

2. - Các đội thi công thường xuyên phải có những buổi trao đổi kinh nghiệm qua các vụ việc thi công xây dựng. Thi công cần chú trọng đào tạo cán bộ chuyên trách về an toàn và chủ động trao cho họ về quyền hạn cũng như chế tài nhằm kiểm tra, giám sát thiết bị, công nhân trên các công trường đang thi công xây dựng. - Dây an toàn buộc phải thử tải đạt yêu cầu mới được đưa vào sử dụng. Mặt sàn thi công không được trơn trượt, sử dụng sàn thao tác có dập sóng hoặc dập lỗ, tất cả các lỗ thủng được khắc phục bằng che đậy hoặc có lan can bảo vệ và ánh sáng đầy đủ để công nhân thi công. - Để giảm thiểu những tai nạn trên cao, các đơn vị thi công cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về an toàn, quy phạm trong quá trình thi công đồng thời xây dựng nếp văn hoá trong công trường. - Có cầu thang giàn giáo để công nhân lên xuống dễ dàng và bố trí lao động hợp lý sao cho hạn chế di chuyển nhiều lần trong thi công. Thang di động đảm bảo chắc chắn an toàn, không cong veo, chiều dài của thang phải chịu được với độ cao cần thi công, đặt thang trên nền phẳng, không dốc ổn định, được chèn giữ chắc chắn. - Cần đầu tư thích hợp cho các trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ cá nhân như giầy chống trượt, mũ bảo hộ cho công tác an toàn vệ sinh lao động như dây an toàn, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ phù hợp với điều kiện lao động trên cao.

3. - Khi làm việc trên mái có độ dốc cao nguy hiểm, cần sử dụng thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại được an toàn. Tuyệt đối không sử dụng giàn giáo , nôi, thang, giá đỡ… khi không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động như không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc được neo vào các bộ phận có kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công, hoặc các vị trí chưa được tính toán về khả năng chịu đựng lực neo giữ lại. - Đặc biệt, về biện pháp kỹ thuật cần đáp ứng các yêu cầu như phải lập biện pháp thi công an toàn trên cao bao gồm biện pháp lắp, dựng, tháo gỡ dàn giáo, lan can, sàn thao tác lên xuống… đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao trong quy định. - Nghiêm cấm đứng trên các cấu kiện lắp ráp, kết cấu chưa chắc chắn ổn định, lối đi lại trên các bộ phận lắp ráp phải tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn của thiết kế và phải có hệ thống chống sét đối với giàn giáo trên cao.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

ĐẶC BIỆT QUAN TÂM TỚI CÔNG TÁC AN TOÀN THI CÔNG GIÀN GIÁO XÂY DỰNG

   Chỉ cần tìm từ khóa “sập giàn giáo” trên Google thì một loạt các sự cố đã hiện ra. Các sự cố xảy ra gần đây phải kể đến vụ sập giàn giáo, bê tông tại công trình thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, ngày 28/12/2014; giàn giáo đổ sập khi bơm bê tông tại công trình tòa nhà Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Khu vực phía Nam (P.8, Q.11, TP.HCM), ngày 09/01/2015.

   Nghiêm trọng nhất là vụ sập giàn giáo làm ít nhất 14 người chết và hàng chục người bị thương tại cảng Sơn Dương (dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), ngày 25/3/2015.

   Mới nhất là vụ sập giàn giáo làm 3 công nhân thiệt mạng, 4 người bị thương, tại công trình cao ốc 17 tầng thuộc Khu phức hợp Nam Sài Gòn (đường Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP.HCM), ngày 10/7/2015 . Tại công trình này, nguyên nhân vụ sập giàn giáo vẫn phải chờ kết quả giám định kỹ thuật từ cơ quan chuyên môn.


   Theo giới chuyên môn, tuy rằng những năm gần đây, việc sử dụng giàn giáo chất lượng tốt tại công trình cao ốc đang được chủ đầu tư, nhà thầu quan tâm, nhưng nhìn vào các sự cố, có thể thấy chất lượng thi công giàn giáo vẫn còn nhiều bất cập.

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố sập giàn giáo, trong đó có yếu tố công tác thiết kế, lắp đặt và khai thác sử dụng giàn giáo không đảm bảo an toàn. Cụ thể như giàn giáo không được tính toán, thiết kế theo qui định. Vật liệu chế tạo giàn giáo không đúng quy cách. Việc lắp đặt giàn giáo chủ yếu theo kinh nghiệm, không kiểm tra chặt chẽ. Việc chất tải trên giàn giáo không đúng theo quy trình hoặc vượt tải trọng cho phép trong quá trình thi công...

   Do đó, để ngăn ngừa các khả năng xảy ra sự cố công trình từ giàn giáo thì việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn từ khâu thiết kế, lắp đặt đến sử dụng công nghệ cao là chưa đủ, mà việc giáo dục ý thức giữ an toàn và tuân thủ quy định trên các công trình cho đội ngũ công nhân là điều vô cùng quan trọng.


    Bảo đảm an toàn thi công giàn giáo

   Vấn đề đảm bảo an toàn thi công xây dựng đã được các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Xây dựng quan tâm. Nhằm chấn chỉnh tình trạng mất an toàn thi công giàn giáo, ngăn ngừa khả năng xảy ra sự cố và hạn chế tai nạn lao động, nhằm đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị 03/ CT-BXD ngày 11/11/2013 về việc tăng cường quản lý chất lượng đảm bảo an toàn hệ thống giàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng công trình.

   Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình và các nhà thầu thi công xây dựng thực hiện tốt công tác thiết kế, tính toán kết cấu giàn giáo theo đúng quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam; lắp đặt và khai thác, sử dụng giàn giáo tuân thủ thiết kế. Chỉ sử dụng những giàn giáo được chế tạo đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định. Thường xuyên kiểm tra an toàn của giàn giáo và huấn luyện cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp tham gia lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo.

   Chỉ thị cũng yêu cầu trách nhiệm cụ thể với chủ đầu tư xây dựng công trình và trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, Sở Xây dựng và các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành của các địa phương tăng cường công tác kiểm tra và yêu cầu tạm dừng thi công, xử lý nghiêm các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng vi phạm các qui định làm mất an toàn của giàn giáo; báo cáo về Bộ Xây dựng thông tin nhà thầu vi phạm nghiêm trọng, để xảy ra sự cố do không tuân thủ các qui định về đảm bảo an toàn của giàn giáo trên địa bàn.

    Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra thực hiện chỉ thị này… Nhìn lại các sự cố xảy ra khi thi công, lắp đặt giàn giáo, nhiều nhà thầu, đơn vị thi công đã đứng gia nhận trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho người lao động đồng thời, có biện pháp khắc phục hậu quả sự cố. Nhưng đây mới chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, nhà thầu và đơn vị thi công, đơn vị giám sát cần đặc biệt quan tâm đến công tác an toàn thi công giàn giáo, nâng cao ý thức của người lao động… để từ đó, giảm thiểu được tối đa sự cố đáng tiếc xảy ra.

   Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, trước một số vụ việc mất an toàn trong thi công xây dựng gần đây, Bộ Xây dựng cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ nghiên cứu, bổ sung các quy định chi tiết về bảo đảm an toàn thi công xây dựng trong các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng năm 2014.